Trong chuyên mục Nhà đất hôm nay, laineashkereventing.com sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về Hộ gia đình là gì? Và những quy định về hộ gia đình sử dụng đất.
Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
I. Hộ gia đình là gì?
1. Khái niệm gia đình
Giải thích theo góc độ xã hội học thì gia đình chính là một thiết chế xã hội đặc thù, trong thiết chế đó sẽ bao gồm những con người có quan hệ ruột thịt hoặc cùng chung sống. Hiểu một cách đơn giản thì gia đình là mối quan hệ dựa trên hôn nhân, điều này có nghĩa là quan hệ vợ chồng (bố, mẹ) và các quan hệ cùng huyết thống (con đẻ) hoặc không cùng huyết thống (con nuôi).
2. Các chức năng của gia đình
Gia đình có 3 chức năng cơ bản theo quy định của pháp luật là:
- Chức năng sinh đẻ
- Chức năng giáo dục
- Chức năng kinh tế
Ngoài 3 chức năng trên ra thì gia đình còn có nhiệm vụ thực hiện chức năng chăm sóc và quan tâm người cao tuổi.
3. Hộ gia đình là gì?
Hộ gia đình có thể được hiểu là tập hợp nhóm người cùng chung sống với nhau trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt tạo nên giữa họ sự ràng buộc về cả vật chất lẫn tinh thần. Hộ gia đình tham gia vào nhiều quan hệ xã hội và thông qua đó quyền và nghĩa vụ của gia đình được phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
4. Dấu hiệu để nhận diện hộ gia đình
Nhóm người có đủ điều kiện trở thành hộ gia đình tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Có 02 thành viên trở lên.
- Các thành viên phải tồn tại một trong ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
- Cùng chung sống tại một địa chỉ có sự quản lý của đơn vị hành chính nhất định
- Các thành viên có tài sản chung, cùng duy trì và đóng góp tài sản, công sức.
II. Hộ gia đình sử dụng đất
1. Định nghĩa về hộ gia đình sử dụng đất là gì?
Một trong những mối quan hệ mà hộ gia đình tham gia vào đó chính là sử dụng đất. Tại Khoản 16 và khoản 29 điều 3 luật đất đai 2013, quyền sử dụng đất và hộ gia đình sử dụng đất được hiểu như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. |
2. Cách xác định thành viên của hộ gia đình
Thành viên hộ gia đình sẽ cần phải xác định dựa theo 2 yếu tố:
- Thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Quan hệ của thành viên hộ gia đình (ghi nhận tại sổ hộ khẩu).
Như vậy, có thể rút ra được rằng:
- Tất cả các thành viên có sự đồng ý thì đất của hộ gia đình sử dụng mới được phép chuyển nhượng.
- Sổ hộ khẩu là căn cứ để xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình.
- Những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình sẽ có quyền sở hữu/sử dụng tài sản chung đó.
III. Quyền lợi đối với đất sở hữu chung của các thành viên trong hộ gia đình
Quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình (hay còn gọi là thành viên trong hộ gia đình) theo Điều 212 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình 1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. 2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này. |
Đối với giao dịch tặng, chuyển nhượng đất hộ gia đình sẽ cần sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình. Điều này đã được làm rõ tại Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai:
Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. 2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư. |
IV. Thủ tục chuyển nhượng đất hộ gia đình
Đối với việc chuyển nhượng đất hộ gia đình, thành viên trong gia đình cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lập hợp đồng cho tặng tài sản
Trước tiên bạn cần phải sử dụng các giấy tờ bao gồm:
- Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân.
- Sổ hộ khẩu
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thì bạn đến Văn phòng công chứng (hoặc tại Uỷ ban nhân dân huyện) hoặc đến Văn phòng công chứng để tiến hành lập hợp đồng cho tặng tài sản. Tại đây, các nhân viên công chứng sẽ giúp bạn soạn hợp đồng cho tặng tài sản.
Bước 2: Làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất
Sau khi đã hoàn thành hợp đồng nói trên thì tiếp theo cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp lên Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm:
- Giấy khai sinh của bạn (làm cơ sở miễn thuế thu nhập cá nhân).
- Bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân (có công chứng).
- Sổ hộ khẩu của bên mua, bên được cho tặng (có công chứng).
- Hợp đồng cho tặng (bản chính)
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (theo mẫu).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở (bản chính).
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
Sau khi kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và sau đó chuyển sang cơ quan thuế để tính thuế thu nhập cá nhân.
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan quản lý nhà đất sẽ nhận được thông báo từ cơ quan thuế và sau đó tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên cho người được cho tặng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
Hi vọng, bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, nếu còn có câu hỏi về vấn đề gì thì hãy để lại bình luận phía bên dưới để chúng mình giải đáp nhé!